Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Thiếu hụt lao động lành nghề

Dạy nghề không hấp dẫn người học

Kết quả giám sát chỉ rõ mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động, song phân bổ chưa hợp lý, cơ cấu nghề đào tạo còn bất cập, loại hình sở hữu của một số cơ sở dạy nghề chưa rõ ràng.

Công tác quy hoạch cơ sở dạy nghề chưa tính đến các cơ sở dạy nghề ngoài công lập chưa điều chỉnh hài hòa, hợp lý. Phần lớn tập trung ở các khu đô thị trong khi vùng nông thôn ít. Các nghề đặc thù, có độc hại rất ít người học dù nhu cầu thị trường lớn. Mặc dù khó khăn nhưng ngân sách Nhà nước dành cho GD-ĐT, trong đó có dạy nghề vẫn bảo đảm mức tăng chi hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn từ 2011-2013, ngân sách Nhà nước dành cho dạy nghề và giải quyết việc làm là gần 9.300 tỷ đồng, tăng trên 42% so với giai đoạn 3 năm trước đó. Ngoài ra còn một số bổ sung từ các nguồn khác. Nguồn huy động từ xã hội hóa cho dạy nghề đạt khoảng 40% so với kinh phí Nhà nước cũng đã góp phần thu hút khoảng 30% học sinh vào cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Kết quả giám sát cũng cho rằng, cơ sở vật vất, trang thiết bi dạy nghề được cải thiện, nâng cấp từng bước theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, dù ngân sách nhà nước đầu tư cho dạy nghề tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề hiện nay (mới đạt gần 8% trong tổng chi 20% ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD-ĐT giai đoạn 2007-2011). Xã hội hóa dạy nghề cũng đang gặp khó khăn.

Trình độ của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, chưa được chuẩn hóa. Chương trình dạy nghề chậm đổi mới, lạc hậu so với tiến bộ KH-CN. Đặc biệt, một trong những lý do không hấp dẫn người học nghề là do việc tổ chức liên thông đào tạo giữa các trình độ dạy nghề, chương trình đào tạo nghề với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục đại học chuyên nghiệp còn nhiều bất cập.

Chỉ có 8% cơ sở dạy nghề được kiểm định

Theo kết quả giám sát, nhìn chung, chất lượng dạy nghề được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo nhóm.

Vấn đề kiểm định chất lượng dạy nghề, kiểm tra đánh giá về kỹ năng nghề còn hạn chế. Mới chỉ có trên 8% cơ sở dạy nghề được kiểm định. Việc gắn kết cơ dạy nghề và doanh nghiệp còn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả. Chế độ, chính sách đối với người học nghề đã được cải thiện song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Chưa có chế độ trả lương, đãi ngộ cho đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Việc tôn vinh lao động giỏi, thợ lành nghề có nhiều cống hiến chưa thỏa đáng. Chưa có chính sách đặc thù về học phí và học bổng thu hút đối với học sinh trường nghề. Chưa có chính sách để đưa học sinh học nghề học những nghề công nghệ mới, công nghệ cao mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo. Đặc biệt, quản lý nhà nước về dạy nghề còn chồng chéo, hiệu quả thấp.

Từ thực tế đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề để khẳng định vị trí của hoạt động dạy nghề, đặc biệt là nghề dạy sửa chữa điện thoại. Có chính sách đầu tư và phát triển dạy nghề hợp lý, ưu tiên đầu tư cho các trường nghề trọng điểm; có chính sách khuyến khích xã hội hóa với những ngành nghề phổ thông đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xây dựng cơ chế Nhà nước đặt hàng với các cơ sở dạy nghề. Có chính sách cụ thể để phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học nghề. Ủy ban cũng đề xuất quy định bắt buộc DN chỉ được sử dụng lao động qua đào tạo nghề đối với những nghề bắt buộc phải qua đào tạo hoặc yêu cầu phải sử dụng một tỷ lệ nhất định lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở một số ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.

Ngoài ra, về chính sách đối với người học nghề, Ủy ban đề xuất bổ sung quy định về chức danh nghề nghiệp đối với người tốt nghiệp các trường nghề, trên cơ sở đó có quy định về thang bảng lương riêng đối với người tốt nghiệp các trình độ dạy nghề. Bổ sung quy định về chính sách ưu tiên, ưu đãi về học phí, học bổng thu hút đối với học viên các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các nghề mũi nhọn cần thiết nhưng khó tuyển sinh; có chính sách học bổng đào tạo ở nước ngoài đối với các ngành công nghệ mới, ngành công nghệ cao mà trong nước chưa đào tạo được. Bổ sung quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người học nghề thuộc diện chính sách, đặc biệt là học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề để thu hút học sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét