Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Một ngày bạn kiểm tra smartphone bao nhiêu lần?

Nếu đây là câu hỏi khiến bạn băn khoăn, có ứng dụng giúp bạn giải đáp được điều này.

Nếu đang sở hữu iPhone hoặc điện thoại Android, bạn có thể biết được mức độ “nghiện” của mình như thế nào nhờ hai ứng dụng đếm số lần kiểm tra smartphone mỗi ngày tại dạy nghề sửa chữa điện thoại.
Ứng dụng đầu tiên có tên Checky, cho phép tải miễn phí về Android và iOS. Đây là ứng dụng đơn giản, chỉ theo dõi số lần bạn kiểm tra điện thoại và chia sẻ con số với bạn bè. Checky phiên bản iOS có thêm tính năng bản đồ, cho thấy bạn xem iPhone tại những địa điểm nào trong ngày.
Giao diện Checky trên Android KitKat:

Một ứng dụng khác, Moment, cho bạn biết bao nhiêu lần nhấc điện thoại lên cũng như khoảng thời gian sử dụng nó. Ngoài ra, bạn có thiết lập được giới hạn hàng ngày để ứng dụng nhắc nhở khi bạn đang dùng thiết bị quá nhiều. Dù vậy, Moment mới có mặt trên kho ứng dụng App Store và có giá tới 4,99 USD.
Giao diện Moment trên iOS:

Trong đó:

- Red, Green, Blue và Black cho phép bạn kiểm tra màn hình có sai sót không, chẳng hạn như điểm ảnh chết hoặc không đều màu.

- Sensor hiển thị dữ liệu liên quan các cảm biến trên điện thoại. Ngoài ra còn có đồ thị hình dung chuyển động của gia tốc, con quay hồi chuyển và la bàn.

- Vibration: kiểm tra độ rung.

- Touch: kiểm tra khả năng hoạt động cảm ứng trên màn hình điện thoại.

- Mega Cam và Front cam: kiểm tra khả năng hoạt động camera trước và sau.

- Sub key: kiểm tra từng phím điện dung trên điện thoại.

- Receiver, Speaker: kiểm tra hoạt động của loa và tai nghe.

Nhìn chung, các tùy chọn trong trình đơn ẩn này khá hữu ích, đặc biệt là cho những người dùng muốn đánh giá hoạt động trên từng mặt của một chiếc điện thoại Samsung Galaxy nào đó hoặc kiểm tra một sản phẩm đã qua sử dụng.







noPhone: Chiếc điện thoại mà không phải điện thoại

Trong vài thập niên trở lại đây, ngành công nghiệp công nghệ đã liên tiếp được đón nhận rất nhiều sản phẩm mới mang tính đột phá và noPhone rất có thể sẽ là sản phẩm tiếp theo được... thêm vào danh sách này.

Ở thời điểm bài viết được thực hiện, chiến dịch gọi vốn cộng đồng cho noPhone còn gần hai ngày nữa mới kết thúc nhưng sản phẩm này đã gọi được nhiều vốn hơn kỳ vọng gấp hơn 2 lần.

Theo đó, dạy nghề sửa chữa điện thoại noPhone là một thiết bị được nhà sản xuất khẳng định có khả năng chống rơi vỡ, chống nước và cũng không hề cần sạc pin. Đáng tiếc, nó cũng không hỗ trợ kết nối Wi-Fi, Bluetooth, không có camera và cũng chẳng có màn hình. Nghe có vẻ như một câu chuyện đùa nhưng thực tế noPhone sắp đến tay không ít người dùng vì sản phẩm này đã gọi vốn thành công trên trang gọi vốn cộng đồng KickStarter.


So sánh tính năng với iPhone 6.
Ý tưởng đằng sau điện thoại noPhone của nhà sản xuất là mục tiêu giúp người dùng “kết nối với thế giới thật”. Nhà sản xuất muốn người dùng nhận ra rằng cuộc sống có nhiều điều để tận hưởng hơn là nhìn chăm chăm vào màn hình smartphone. Trên trang KickStarter của noPhone có đăng tải lời nhận xét của một người dùng có tên Whitney R: “Với noPhone, kỹ năng giao tiếp của tôi đã được cải thiện tới 73%.”

Mời các bạn “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh của noPhone.


Thiết bị đặc biệt này có kích thước 140 x 67 x 7,3 mm...
 ... cùng cân nặng từ 80 đến 100 gam và được cấu thành hoàn toàn từ nhựa.

Đây là cách bạn mang lại... khả năng hiển thị cho noPhone.

Chọn điện thoại hợp với cung mệnh

Dương Cưu (21.3 – 20.4)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh duong cuu
Những người thuộc cung Dương Cưu đặc biệt coi trọng công việc, nên thích sự tiện dụng và tốc độ, dạy sửa chữa điện thoại. Một chiếc điện thoại kiểu trượt hoặc không có nắp gập sẽ phù hợp hơn, vì họ thậm chí còn chẳng có thời gian lật nắp điện thoại để nghe – gọi liên tục. Họ cũng luôn chú ý đến thời gian, nên chú “dế yêu” sẽ kiêm luôn vai trò của một chiếc đồng hồ.
Một mẫu điện thoại thông minh như BlackBerry hay iPhone là lựa chọn lý tưởng, vì tất cả những tiện ích đi kèm sẽ giúp Dương Cưu sắp xếp lịch trình cho một ngày làm việc. Hơn nữa, kiểu dáng mỏng, trơn nhẵn của chúng cũng khiến bạn cất và lấy điện thoại ra khỏi túi nhanh gọn hơn.
Kim Ngưu (21.4 – 20.5)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh kim nguu
Kim Ngưu không thực sự thích dùng điện thoại di động. Bạn chỉ coi nó như một phương tiện cần phải có. Bạn thích tiết kiệm tiền bằng cách nhắn tin thay vì gọi điện, nên điều kiện tiên quyết là điện thoại phải có đủ phím bấm trên đó. Là một người ưa thích sự riêng tư, điện thoại của Kim Ngưu nhất định phải có nắp gập.
Ngoài ra, bạn cũng thích loại có chức năng lịch theo kiểu truyền thống, hoặc chức năng sắp xếp lịch biểu riêng. Về kiểu dáng, Kim Ngưu ưa chuộng những gì càng đơn giản càng tốt. Màu đen và ánh kim thu hút ánh mắt của hầu hết những người thuộc cung này.
Song Tử (21.5 – 21.6)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh song tu
Song Tử thích viết nên di động của bạn nhất định phải có đủ phím bấm. Bạn cũng có xu hướng chọn những “chú dế” mỏng, gọn gàng để lấy ra cất vào túi thuận tiện. Một chiếc iPhone sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của Song Tử, nhờ sở hữu những ứng dụng tiến bộ. Bạn hay chụp ảnh và quay phim, nên bạn sẽ chọn những dòng điện thoại trang bị camera hay audio tốt.
Về kiểu dáng, Song Tử dễ dàng bị những điện thoại vỏ ánh kim lấp lánh thu hút. Những người thuộc cung này là khách hàng trung thành của cửa hàng bán vỏ bọc điện thoại có khảm pha lê.
Cự Giải (22.6 – 22.7)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh cu giai nokia 7020
Mặc dù coi di động là một vật gây ra phiền nhiễu, nhưng Cự Giải rất thích gửi những tin nhắn lãng mạn cho một nửa của mình, nên bạn cần loại có mẫu ký tự đầy đủ. Một chú cua thực sự không khoái công nghệ, nên điện thoại càng đơn giản càng tốt.
Một chiếc di động kiểu cổ điển có nắp gập, không có nhiều ứng dụng phức tạp là phù hợp nhất đối với bạn. Nếu không, bạn có thể chọn dòng điện thoại nào đơn giản, dễ dùng, các chức năng hạn chế đến tối đa. Màu đỏ, trắng và vỏ bằng kim loại sẽ hấp dẫn bạn.
Sư Tử (23.7 – 23.8)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh su tu
Sư Tử yêu thích công nghệ và những ứng dụng hiện đại nhất. Nhưng bạn lại quá hoạt bát nên bạn cần một chiếc điện thoại bền thuộc loại “nồi đồng cối đá”. Dòng điện thoại nắp gập kiểu cũ, nhỏ gọn và khó hỏng hơn hẳn những kiểu dáng mong manh sẽ hợp với bạn. Ngoài ra, bạn cũng thích tìm kiếm một chiếc di động đời mới có nắp trượt để bảo vệ màn hình.
Bạn nên chọn điện thoại có vỏ kim loại hơn là bằng nhựa. Sư Tử năng động và sẽ dùng đến phương tiện liên lạc này thường xuyên. Hãy giữ điện thoại bằng dây đeo cổ hoặc để trong bao da đeo bên hông. Màu vàng và đen và màu yêu thích của bạn, người luôn thích nổi trội hơn so với đám đông.
Xử Nữ (23.8 – 22.9)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh xu nu choi game
Nhìn chung, Xử Nữ cho rằng di động là một vật rắc rối, trừ tính năng giúp bạn sắp xếp cuộc sống. Hãy mua một chiếc Blackberry hoặc iPhone để dùng những ứng dụng giúp bạn lên lịch cho ngày mai, kết nối internet và chụp ảnh. Bạn thích những trò chơi tốt cho não bộ, nên điện thoại thông minh tích hợp những kiểu trò chơi này sẽ là ý tưởng hay.
Xử Nữ không thích dùng điện thoại trông quá sặc sỡ. Bạn sẽ chọn màu đen và trắng đơn giản. Yêu thích riêng tư, bạn ưa chuộng một “chú dế” Blackberry có nắp gập. Nếu là iPhone, vỏ đựng sẽ là phương án thay thế cho bạn.
Thiên Bình (23/9 – 22/10)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh thien binh 2 1
Thiên Bình thích nhắn tin, nên điện thoại có bàn phím QWERTY đầy đủ là lý tưởng đối với bạn. Tuy nhiên, bạn lại không cần quá nhiều tính năng tích hợp trong đó. Như vậy, một chiếc có nắp trượt hoặc nắp gập là vừa đủ.
Bạn chú trọng đến “chú dế” có chức năng nghe nhạc mp3 chất lượng cao vì bạn là người yêu âm nhạc. Nếu là một Thiên Bình chuộng cái đẹp, bạn sẽ thích chụp ảnh, nên hãy nhớ kiểm tra chất lượng camera trong máy. Về kiểu dáng, bạn sẽ ưa những chiếc có kiểu dáng bắt mắt, như màu hồng sáng có ánh kim, hoặc dòng siêu mỏng.
Thần Nông (23.10 – 21.11)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh bo cap
Bọ Cạp chuộng những dòng điện thoại thiết kế đắt đỏ, vì bạn coi đó là biểu tượng chứng tỏ địa vị của mình. Một chiếc di động có kiểu dáng thanh lịch và đường cong duyên dáng như một chiếc ô tô đắt tiền là lựa chọn của bạn. Bạn sẽ thích trang trí cho “chú dế” của mình với những dây treo trang nhã.
Bạn là người bí mật, yêu sự riêng tư, nên điện thoại nhất định là loại có thể gập lại và có nhiều chức năng bảo vệ. Màu đỏ hoặc đen phù hợp với bạn. Nếu muốn khoe dế yêu, bạn có thể mua một chiếc bao ngoài họa tiết da báo.
Nhân Mã (22.11 – 21.12)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh nhan ma
Nhân Mã yêu thích một chiếc di động nổi bật, có tất cả các tính năng mới nhất. iPhone là lựa chọn lý tưởng vì bạn thích đi du lịch và chụp thật nhiều ảnh. Bạn cũng ưa dòng điện thoại nắp gập có tích hợp chức năng quay phim chụp ảnh chất lượng cao. Là người thuộc cung thích hoạt động trí não, bạn sẽ thích cài đặt thật nhiều trò chơi.
Nếu tính cách bạn năng động, hoạt bát, bạn nên chọn loại vỏ bằng kim loại chắc chắn hơn loại vỏ nhựa. Hãy nhớ để điện thoại trong bao đeo ở thắt lưng kẻo bạn sẽ bỏ quên nó khi quá bận rộn. Nhiều Nhân Mã làm nghề báo nên một “chú dế” có thể ghi âm là một lựa chọn lý tưởng.
Ma Kết (22.12 – 19.1)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh motorola motokrzr k1m1 song ngu
Đa số Ma Kết không thích nhắn tin bằng gọi điện trực tiếp, vì thế một chiếc điện thoại đơn giản có chức năng nghe – gọi là đủ. Tuy nhiên, nó phải có kiểu dáng trang nhã và thời trang. Một chiếc di động nắp gập, thân máy hơi tròn, vỏ kim loại phù hợp nhất với bạn. Ma Kết sẵn sàng hy sinh kiểu dáng để chọn tính năng, và ưa những loại máy bền, dùng được lâu dài. Màu ưa thích của bạn là màu đồng, bạc và đen.
Bảo Bình (20.1 – 18.2)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh bao binh
Bảo Bình yêu tất cả các dòng điện thoại di động. Bạn thích Blackberry, iPhone hoặc bất kỳ một loại nào có camera và chức năng nghe nhạc. Bạn sẽ có xu hướng cài đặt hàng tá ứng dụng vào iPhone để chơi trò chơi, sử dụng bản đồ hoặc vào Internet.
Nếu Bảo Bình phải chọn một chiếc điện thoại theo kiểu truyền thống, bạn sẽ cố gắng tìm được mẫu mã hợp thời nhất có thể. Người quen của một Bảo Bình sẽ dễ dàng nhìn thấy bạn đi xung quanh với một “chú dế” màu tím sành điệu, hoặc một chiếc Dolce and Gabbana vỏ kim loại ánh vàng khảm đá lấp lánh. Bạn cũng thích dùng những chiếc vỏ bọc đính đá hoặc có họa tiết độc đáo.
Song Ngư (19.2 – 20.3)
Chọn điện thoại hợp với cung mệnh sony ericsson z310ima ket
Song Ngư là người khá chặt chẽ về mặt kinh tế, bạn thường quan tâm đến giá của điện thoại hơn là kiểu dáng. Điện thoại trông càng đơn giản càng tốt. Bạn không thích nhắn tin, do đó bạn không để ý lắm đến vấn đề bàn phím. Tuy nhiên, vì rất thích nghe nhạc, Song Ngư sẽ tìm kiếm di động có tính năng nghe nhạc thật tốt.
Về màu sắc, Song Ngư yêu thích màu xanh hoặc đen. Nếu bạn hay tán gẫu qua điện thoại khi đang lái xe hoặc làm việc, tai nghe Bluetooth chắc chắn là thứ bạn nên mua.

Lệ Rơi bị đe dọa: ‘Có số điện thoại nước ngoài đe dọa, cấm hát tiếp’

Lệ Rơi tên thật là Nguyễn Đức Hậu, sinh năm 1987, quê Liên Mạc, Thanh Hà, Hải Dương. Anh từng tốt nghiệp Cao đẳng Tài chính – Kế toán. Chàng trai này tung lên trang chia sẻ video toàn cầu Youtube những clip do anh tự quay với góc máy quen thuộc, đơn giản. Không sử dụng hiệu ứng kĩ xảo trong các clip cá nhân nhưng các ‘tiết mục’ của Lệ Rơi đã tạo ra một hiệu ứng lan truyền rộng rãi khắp cộng đồng mạng. Bỏ mặc nhiều lời chế giễu, mắng chửi, Lệ Rơi vẫn tiếp tục cho ra lò cả nhiều bản cover mang đậm ‘phong cách’ riêng.
Chúng tôi đã phỏng vấn nhanh với Lệ Rơi để độc giả có cái nhìn cụ thể hơn về những đảo lộn xung quanh cuộc sống của chàng trai đang gây chú ý với cộng đồng mạng này.
Chào Đức Hậu, đầu tiên bạn có thể giải thích về danh xưng độc đáo và kì lạ của mình không?
Cuộc sống hiện tại có khá nhiều khó khăn mà mỗi người chúng ta không dễ vượt qua. Không ít lần đối mặt với các thử thách trong cuộc sống, mình đã phải rơi lệ, vì vậy, mình đã lấy biệt danh là Lệ Rơi.
Những “nhạc phẩm” do bạn thể hiện trong thời gian vừa qua đang gây sốt trên cộng đồng mạng. Bạn tự nhận mình hát không hay nhưng khán giả đều cho rằng, việc hát lệch tone, sai nhịp là do bạn cố tình làm như vậy. Bạn nghĩ sao?
Mình đã nói rất rõ trong các clip rồi mà. Mình hát để cho vui thôi mà, tạo niềm vui trong cuộc sống. Người ta có câu: Ngồi buồn hát câu dân ca mà. Với cả, ở quê mình, ai cũng nói giọng như mình cả nên mình cũng thấy không có vấn đề gì to tát cả.
Lệ Rơi bị đe dọa: Có số điện thoại nước ngoài đe dọa, cấm hát tiếp
Vậy thời gian để bạn tập luyện và thu âm những ca khúc đó mất bao lâu?
Hằng ngày, mình vẫn hát vào sau mỗi bữa trưa. Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi buổi trưa hát, tạo niềm vui trong cuộc sống. Bình thường thì mình hát một hai bài gì đó cho thoải mái, không vi phạm pháp luật gì cả nhưng không hiểu sao cư dân mạng cứ ném đá bảo mình là thảm họa. Mình đã nói là mình hát để thoả mãn niềm vui, sở thích, cứ không vì nổi tiếng hay gì cả
Hiện tại Fanpage của bạn có lượng theo dõi tăng rất nhanh, cứ 2 giây lại tăng 10 người, bạn có cảm nghĩ như nào?
Mình không rõ các cái Fanpage này lắm, nhưng vừa rồi cũng có rất nhiều bạn trẻ ngỏ ý muốn tổ chức họp fan miền Bắc cho mình, nhưng hiện mình đang hạn chế online và sử dụng điện thoại nên mình không biết phải làm thế nào nữa.
Bạn thích nhất dòng nhạc nào và ca sĩ nào? Nếu có cơ hội được đứng trên một sân khấu lớn, bạn mong ước được song ca với ai?
Mình thích nhạc đỏ, dạy nghề sửa chữa điện thoại, nhạc vàng vì nó là những ca khúc bất hủ, không bao giờ quên lãng như: Nội tôi, Tình Cha… Mình thích ca sĩ Quang Lê, Mạnh Quỳnh, Phi Nhung. Mình cũng đã từng được song ca với Quang Lê, Phi Nhung trên trang mạng sàn nhạc vài lần. Các anh chị ấy cũng động viên mình là hát không hay, nhưng hát vì niềm vui thì cứ tích cực hát. Không những vậy trên sàn nhạc mình còn mới được quen một nhạc sĩ trẻ sinh năm 1993 nhưng hiện tại mình không nhớ nick Facebook của bạn trẻ đó.
Cuộc sống của bạn hiện có bị đảo lộn nhiều không sau khi nổi tiếng trên cộng đồng mạng?
Có nhiều người ném đá mình trên mạng, chế giễu mình. Rất nhiều nhà báo gọi điện đến để phỏng vấn mình. Ra đường thì dân làng cứ nhìn rồi cười mình và gọi Lệ Rơi khiến mình cảm thấy áp lực. Không những vậy, còn có mười mấy số điện thoại nước ngoài gọi đến đe dọa, cấm mình hát tiếp.
Lệ Rơi bị đe dọa: Có số điện thoại nước ngoài đe dọa, cấm hát tiếp 1cbdf6ca31c3486e8b6c5c164afc963d
Lệ Rơi và công việc chính là chăm sóc 3 mảnh vườn trồng ổi hàng ngày.
Một độc giả tâm sự :”Mỗi khi buồn, nghe nhạc của Lệ Rơi là hết buồn”. Bạn nghĩ đây là một lời khen hay là một lời chế giễu?
Cộng đồng mạng rất nhiều người chế giễu, ném đá mình. Nhưng mà đã nói từ đầu rồi, mình hát cho vui, đem lại niềm vui trong cuộc sống. Nếu mang lại niềm vui được cho người khác thì mình cũng cảm thấy vui
Còn chuyện tình yêu của bạn ra sao?
Mình đã từng có một mối tình vắt vai. Cô ấy là giáo viên, nhưng đã chia tay từ lâu rồi. Cuộc tình đứt gánh giữa đường vì mình không thể đưa cô ấy đến tận cuối con đường. Mình đang rất lo cho bản thân, sợ sẽ ế vợ mất bởi thanh niên trong làng bây giờ đi lên thành phố hết, mình ở lại bám trụ với quê hương nên sợ không có điều kiện tiếp xúc với các bạn nữ.

Mất hơn 700 Triệu đồng sau cuộc điện thoại lạ

Một ngày cuối tháng 6, ông Thành, 70 tuổi, giáo viên nghỉ hưu ở quận Hai Bà Trưng tới trụ sở Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội – PC50, trình báo bị lừa mất toàn bộ số tiền tích cóp.
Mất hơn 700 Triệu đồng sau cuộc điện thoại lạ 20140630 1145 671731

Ông Thành cho biết, sáng 23/6, đang ở nhà thì điện thoại bàn đổ chuông. Một phụ nữ tự giới thiệu là nhân viên VNPT thông báo gia đình ông phải trả gần 9 triệu đồng cước tháng 6. Thắc mắc, ông được người này hướng dẫn bấm phím “9” để kết nối tới cơ quan công an để làm rõ. Từ đây, giọng một người đàn ông miền Nam giải thích, ngoài số điện thoại tại Hà Nội, ông Thành còn đứng tên đăng ký một số khác tại TP HCM. Sau đó, người này yêu cầu ông cung cấp số điện di động đang sử dụng để liên lạc.

Mỗi lần người này gọi điện, dạy nghề sửa chữa điện thoại trên màn hình di động của ông Thành hiển thị số gọi đến là (+83) 92311xx. Anh ta hướng dẫn ông có thể tìm hiểu số điện thoại trên qua tổng đài 1080 sẽ biết đang làm việc với ai. Gọi kiểm tra, ông Thành được trả lời số máy trên là của một đơn vị Công an tại TP HCM.

Người này sau đó chủ động liên lạc lại với ông Thành và chuyển máy để ông nói chuyện với sếp của anh ta. Người tự xưng là Lê Minh cho biết đang điều tra một đường dây ma túy xuyên quốc gia do Nguyễn Huy Hùng, nhân viên một ngân hàng cầm đầu. Theo lời Lê Minh, Hùng đã sử dụng một số tài khoản tại ngân hàng vào các phi vụ mua bán hàng trăm bánh heroin nên cần làm rõ những người liên quan.
Mất hơn 700 Triệu đồng sau cuộc điện thoại lạ 20140630 1142 taik1 9485 1404093210
Giấy biên nhận nạn nhân nộp tiền và những chiếc thẻ được chúng rút tiền của các bị hại.
Sau đó, “điều tra viên” này tra hỏi ông Thành có giao dịch nhà đất, chứng khoán hay có tài khoản, sổ tiết kiệm… tại ngân hàng này không? ông thật thà “khai báo” có một sổ tiết kiệm 720 triệu đồng gửi tại ngân hàng; đồng thời khẳng định bản thân là cán bộ hưu trí hoàn toàn trong sạch, số tiền trên không liên quan gì đến tội phạm.

Lê Minh đề nghị ông cung cấp số sổ tiết kiệm để “xác minh”. Sau đó, Minh nói vì cơ quan điều tra ở TP HCM nên không có điều kiện tới ngân hàng nơi ông Thành gửi tiền để làm việc. Kẻ này đề nghị ông chuyển toàn bộ tiền tiết kiệm vào tài khoản của cơ quan công an để “phục vụ điều tra”.
Với mong muốn nhanh chóng được “minh oan”, ông Thành rút toàn bộ tiền gửi vào số tài khoản do Lê Minh cung cấp. Trong thời gian từ sáng đến 16h30 cùng ngày, ông thực hiện mọi yêu cầu do Lê Minh đặt ra như không tiết lộ việc đang “cộng tác với cơ quan công an” cho bất cứ ai, kể cả người thân; giữ liên lạc, không ngắt điện thoại và làm theo mọi hướng dẫn của “công an”.
Sau khi hoàn tất việc chuyển tiền, Lê Minh cho biết cơ quan công an sẽ hoàn lại tiền cho ông Thành vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, chờ mãi không thấy liên lạc từ Lê Minh, ông gọi lại nhưng không được nên trình báo cơ quan chức năng.
Theo thống kê của PC50 Hà Nội, chỉ trong thời gian từ cuối tháng 5 đến 23/6, có 16 người dân ở các tỉnh thành trên toàn quốc bị  lừa đảo với phương thức tương tự. Trong đó, có 7 người ở Hà Nội và 2 người ở TP HCM bị chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng. Tại Đà Nẵng, trong vòng một tuần giữa tháng 6, có 3 người cũng dính bẫy lừa đảo qua điện thoại, bị chiếm đoạt gần một tỷ đồng.
Cảnh sát cho hay, những cuộc gọi trên đều liên quan đến các tổng đài từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP (một công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP), do kẻ xấu sử dụng công nghệ cao và thiết bị thông tin trái phép để thực hiện. Khi hiển thị trên màn hình, những số điện thoại này bắt đầu từ mã quốc gia (+83), nhưng người nghe đã nhầm tưởng, chỉ căn cứ vào những số cuối, trùng với số điện thoại có thật tại Việt Nam.
Qua thực tế điều tra cho thấy, những kẻ lừa đảo có tổ chức, là người nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia) cầm đầu và lôi kéo người Việt Nam tham gia. Khi bị hại chuyển tiền vào tài khoản sẽ bị chúng rút tiền ngay để chiếm đoạt, hoặc chia nhỏ vào nhiều tài khoản khác nhau rồi chuyển ra nước ngoài để thực hiện việc rút tiền

Đắng lòng cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để bảo hành điện thoại

Vào 8h sáng nay (2/7), cửa hàng dạy sửa chữa điện thoại di động Tùng Phương ( 332 Trường Thi – Tp Thanh Hóa) đón tiếp một khách hàng đặc biệt. Người mở hàng chính là ông cụ 84 tuổi ( Đội 3 – Nông Trang – Xã Châu Hạnh – Huyện Quỳ Châu – Tỉnh Nghệ An) đến bảo hành chiếc điện thoại trị giá 200 ngàn đồng. Được biết, cụ ông mua chiếc điện thoại này ở Hải Phòng. Sau 2 ngày sử dụng, chiếc điện thoại bỗng nhiên bị sập nguồn.
Vì quá tiếc chiếc điện thoại phải tích cóp mới mua được, lại sợ mất số liên lạc của bạn bè phương xa lưu trong điện thoại, cụ ông đã vất vả đạp xe 220 km từ Nghệ An ra Thanh Hóa với hy vọng “cứu” điện thoại thành công. Cụ chia sẻ, cụ đã vào rất nhiều cửa hàng ở Nghệ An nhưng họ đều từ chối không nhận bảo hành cho cụ.

Cụ xem trên thẻ bảo hành chỉ có ở Thanh Hóa – Hà Nội – Hải Phòng nên cụ chọn Thanh Hóa cho gần. Hầu hết các cửa hàng điện thoại ở Nghệ An từ chối bảo hành cho cụ là do họ không kinh doanh hãng điện thoại này. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều cửa hàng ở Nghệ An bán sản phẩm cùng hãng với điện thoại của cụ nhưng không hiểu tại sao lại không nhận bảo hành cho cụ …..
Đại diện cửa hàng điện thoại Tùng Phương cho biết: ” Hành trang vượt đường xa của cụ ông khá đơn giản. Ông chỉ có 1 chiếc xe đạp buộc lốp, cái đèn pin và cái túi bóng đựng cơm, vài miếng bánh đa… Cụ nói là đi từ 8h sáng (ngày 30-6) đến 6h (sáng nay 2-7) mới đến nơi. Quá thương cảnh cụ ông, chúng tôi đã tặng cụ 1 chiếc máy điện thoại Nokia N105 mới kèm sim và biếu cụ một chút tiền đi đường”.
Thương tâm về tình cảnh của cụ ông, các nhân viên của công ty Tùng Phương cũng quyên góp số tiền nho nhỏ để thay thế toàn bộ lốp xe, vành xe cho cụ ông. Sau đó, nhân viên còn chu đáo bắt xe khách đưa cụ ông về quê an toàn
Ngay sau đó, câu chuyện về hành trình bảo hành điện thoại của cụ ông 84 tuổi được cư dân mạng bày tỏ sự cảm thương

Samsung tặng 3.000 điện thoại để chống dịch Ebola

 3.000 smartphone Galaxy trị giá 1 triệu USD sẽ trang bị cho 60 phòng khám y tế Ebola tại ba nước châu Phi đang trong vùng tâm dịch.


Samsung Electronics thông báo rằng công ty sẽ tặng 3.000 điện thoại thông minh, trị giá khoảng 1 triệu USD, để hỗ trợ cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola. Các điện thoại thông minh sẽ được dạy nghề sửa chữa điện thoại tặng thông qua Văn phòng Liên Hợp Quốc và sử dụng trong các dự án kết nối nhân đạo, dự án CNTT của Liên Hợp Quốc (dùng thiết bị di động hỗ trợ nhân đạo trong khu vực thảm họa).
Các điện thoại thông minh Galaxy S3 Neo do công ty tặng trang bị cho 60 phòng khám y tế Ebola tại ba nước châu Phi đang trong vùng tâm dịch gồm: Guinea, Liberia, và Sierra Leone. Bằng cách cài đặt ứng dụng di động thông minh Smart Health Pro của LHQ, nhân viên y tế có thể sử dụng điện thoại thông minh trong quá trình điều trị bệnh nhân và thu thập dữ liệu y tế. Khi mà những người bệnh này đang được cách ly, họ có thể liên lạc với gia đình thông qua các thiết bị này.
Bên cạnh đó, Samsung có nhiều hỗ trợ khác cho các hoạt động chống lại Ebola ở châu Phi, bao gồm cung cấp hỗ trợ tài chính mua thiết bị và phân phối nước vệ sinh tay tại Congo, cũng như tung ra một dịch vụ tin nhắn SMS Ebola ở Nam Phi để hỗ trợ người dân vùng dịch.

Sự cố bẻ cong không làm siêu phẩm Apple mất giá. Trái lại, doanh số bộ đôi iPhone 6 sau 2 tuần bán ra chiếm 50% doanh số cả quý.
Hàng triệu người đã xem video nổi tiếng của một người đàn ông dùng hai tay uốn iPhone 6 Plus. Ngay sau đó, hàng loạt video có tên gọi "Bendgate" được công bố, thử nghiệm độ bền của siêu phẩm iPhone 6. Tuy nhiên, càng vướng sâu vào scandal bẻ cong, dường như iPhone 6 càng nổi tiếng và bán chạy.
Các dữ liệu từ báo cáo cung cấp độc quyền cho The Huffington Post, công ty nghiên cứu thị trường Research Partners (CIRP) tại Chicago (Mỹ) cho biết: 13% trong tổng số iPhone của quý III (2014) kết thúc vào tháng 9, được bán ra tại thị trường Mỹ là bản iPhone 6 Plus.
Trong khi đó, iPhone 6 4,7 inch dù chỉ mới được bán ra trong vòng 2 tuần cuối tháng 9, nhưng kết quả đạt được khá ngoạn mục. iPhone 6 chiếm 33% tổng số máy bán trong quý III. Như vậy, chỉ trong vòng 2 tuần, bộ đôi iPhone mới đã chiếm gần một nửa doanh số của cả quý.

Doanh số bộ đôi iPhone 6 sau 2 tuần bán ra.
"Việc iPhone 6 bị bẻ cong không phải là vấn đề", ông Mike Levin, một đối tác của CIRP nói với tờ The Huffington Post, khi đánh giá sự cố bẻ cong có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ iPhone mới hay không.
Levin cho rằng khó khăn Apple gặp phải chính là nguồn cung ứng hạn chế, trong khi con số cho 6 Plus bán ra ngày càng nhiều và ấn tượng. Chiếc điện thoại này từng bị hoãn thời gian giao hàng và phải chờ đến cuối tuần bán ra đầu tiên bộ đôi iPhone mới có mặt tại các cửa hàng bán lẻ Apple.
Apple công bố bán 10 triệu chiếc iPhone sau 3 ngày ra mắt đầu tiên trong tháng 9, tuy nhiên, hãng không nói rõ tỉ lệ của từng thiết bị iPhone 6 và 6 Plus. Bên cạnh đó, hãng cũng cho biết danh sách 36 quốc gia tiếp theo sẽ phân phối iPhone sau cho đến cuối tháng 10.
Thị phần doanh số của iPhone 6 Plus cao là một tín hiệu tốt đối với Apple vì đây là mẫu điện thoại giá bán cao nhất từ trước đến nay của dòng iPhone.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Học nghề - lựa chọn thời thượng

Không ít học sinh, phụ huynh xem học nghề là hướng đi “cực chẳng đã”, là phương án bất đắc dĩ khi cổng giảng đường khép lại. Tuy nhiên, nhờ đầu ra rộng mở và thu nhập ổn định, nhiều bạn trẻ đã thay đổi cách nhìn, chọn học nghề để lập nghiệp.

Học viên học sửa chữa smartphone tại CPS Việt Nam - Ảnh: Người Lao Động

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay, nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn, trong khi người học nghề rất dễ tìm việc làm với mức lương phù hợp.

Mặt khác, theo thống kê hàng năm của Bộ LĐ-TB-XH, tỉ lệ học sinh, sinh viên học nghề tìm được việc làm đúng chuyên môn khi ra trường luôn đạt trên 85%.

Cơ hội việc làm không chỉ rộng mở, thu nhập của người học nghề cũng không kém cạnh cử nhân, họ có cuộc sống ổn định, thậm chí là làm giàu với nghề.

Người Lao Động dẫn lời ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB-XH, cho biết: Học viên tốt nghiệp trường nghề ra trường đi làm có mức lương bình quân là 5 - 7 triệu đồng/tháng, có em mức lương lên đến gần 10 triệu đồng/tháng.

Đặt biệt, anh Đào Tấn Minh, kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động ở hệ thống Viễn Thông A, phân khúc smartphone, thu nhập 12 triệu đồng/tháng.

Một số bạn trẻ hiện nay vẫn chọn nghề nghiệp theo một lối mòn của tư duy, đó là: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) thì bằng mọi giá phải thi bằng được vào Đại học, Cao đẳng (ĐH-CĐ), bất kể khả năng của mình đến đâu, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào...
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, mỗi năm, chỉ có khoảng 40% thí sinh đủ điều kiện bước qua cổng trường ĐH - CĐ. Điều này gây tốn kém cho cả gia đình và xã hội, mặc dù đó là nguyện vọng rất chính đáng của các bạn trẻ.

Học viên đang học Sửa chữa ĐTDĐ tại HPCOM Vietnam – Ảnh: Như Quỳnh

Theo tìm hiểu của người viết, thị trường lao động Việt Nam đang chuyển hướng rất nhanh. Các nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng làm việc, hiệu quả công việc. hơn là đặt nặng vào bằng cấp, nơi tốt nghiệp của người học. Một thực tế khác, nhiều người học ĐH - CĐ sau khi tốt nghiệp một vài năm, vẫn loay hoay tìm việc làm, trong khi đó, người học nghề nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp, với mức thu nhập khá cao.

Nhiều bạn trẻ rất thức thời, họ nhận diện nhanh xu thế phát triển của thời đại và chọn ngay cho mình một nghề để phát triển sự nghiệp.

Ngay sau khi tốt nghiệp THPT tại thành phố Đà Lạt, bạn Thanh Trang đã khăn gói đến Tp.Hồ Chí Minh, chọn học nghề sửa chữa Điện thoại di động (ĐTDĐ). Sáu tháng sau, Trang đã có ngay việc làm với mức thu nhập khởi điểm 5 triệu đồng/tháng. Đến nay, sau 2 năm làm việc, mỗi tháng Trang Thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng. Khi được hỏi: “Vì sao Trang chọn học nghề này?”, Trang cười rất hồn nhiên: “Điện thoại di động là sản phẩm công nghệ cao, có khoảng 2,5 – 3 tỷ người dùng trên thế giới, chiểm khoảng 50% dân số, vì vậy em nghĩ rất khó thất nghiệp khi theo nghề này”.


Tương tự, anh Xuân Thành ở Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, sau khi hoàn tất khóa Kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động chuyên nghiệp đã mở Trung tâm Sửa chữa – Bảo hành ĐTDĐ tại Quận 12. Sau 5 năm, nay đã là ông chủ của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Sửa chữa – Bảo hành ĐTDĐ với gần 30 nhân viên, hoạt động khá hiệu quả.
Anh Xuân Thành tâm sự: “Khi chưa có điều kiện thuận lợi, mình chọn giải pháp học nghề, để dễ có việc làm, có thu nhập, mặt khác vừa tiết kiệm chi phí, thời gian vừa có cơ hội tích lũy kinh nghiệm. Bây giờ, nếu muốn, mình sẽ học đại học để phục vụ cho công việc quản lý vẫn chưa muộn…”.
Hiện có khá nhiều trung tâm đào tạo nghề dạy Sửa chữa Điện thoại di động. HPCOM Vietnam là một trong những đơn vị đào tạo Kỹ thuật sửa chữa ĐTDĐ theo tiêu chuẩn quốc tế, có uy tín tại Việt Nam hiện nay.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Học nghề: hướng đi mới để thành công

Tâm lý mặc cảm, e ngại khi học nghề tồn tại như thực tế phổ biến trong xã hội. Không ít thí sinh, phụ huynh xem học nghề là hướng đi “cực chẳng đã”, là phương án bất đắc dĩ khi cổng giảng đường khép lại. Tuy nhiên, nhờ đầu ra rộng mở và thu nhập ổn định, nhiều bạn trẻ đã thay đổi cách nhìn, chọn học nghề để lập nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Cường - Chuyên viên tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM cho rằng: Mọi con đường học hành đều chỉ hướng đến một mục tiêu duy nhất: Ra trường có việc làm, sử dụng kiến thức đã được trang bị để làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Học nghề dạy sửa chữa điện thoại  là một con đường như thế.


Học viên học sửa chữa smartphone tại HPCOM Việt Nam

Cũng theo ông Cường, nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển người lao động thành thạo tay nghề, có thể vào “guồng” làm việc ngay mà không cần đào tạo lại. Và lợi thế đối với người học nghề là được thực hành nhiều. Khi tốt nghiệp bất kỳ một ngành nghề nào, việc thành thạo tay nghề là lợi thế để ghi điểm với doanh nghiệp. Đây là lý do khiến đầu ra của người học nghề luôn rộng mở”.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) thuộc Sở LĐTBXH TP HCM cho biết: Hiện nay, nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn, trong khi người học nghề rất dễ tìm việc làm với mức lương phù hợp. Theo khảo sát của Falmi, khoảng 100.000 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, chỉ tiêu tuyển dụng nhân lực có trình độ ĐH-CĐ của các doanh nghiệp chỉ chiếm gần 25%, còn lại là tuyển dụng lao động kỹ thuật có trình độ tay nghề.

Mặt khác, theo thống kê hàng năm của Bộ LĐTBXH: Tỉ lệ học sinh, sinh viên học nghề tìm được việc làm đúng chuyên môn khi ra trường luôn đạt trên 85%.

Cơ hội việc làm không chỉ rộng mở, thu nhập của người học nghề cũng không kém cạnh cử nhân, họ có cuộc sống ổn định, thậm chí là làm giàu với nghề. Ông Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐTBXH, cho biết: Học viên tốt nghiệp trường nghề ra trường đi làm có mức lương bình quân là 5 - 7 triệu đồng/tháng, có em mức lương lên đến gần 10 triệu đồng/tháng".

Anh Đào Tấn Minh, Kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động ở hệ thống Viễn Thông A cho hay: Sau tốt nghiệp THPT, anh không thi ĐH mà chọn học nghề. Sau khi tự tìm hiểu, anh học khóa chữa điện thoại di động tại HPCOM Việt Nam. Tốt nghiệp, tôi xin làm nhân viên bảo hành cho hệ thống Viễn Thông A. Sau 2 năm làm việc, hiện nay anh chuyển sang phân khúc cao hơn – Smartphone với thu nhâp 12 triệu/tháng. Ngày trước, tôi vốn rất tự ti vì mình học nghề, nhưng suy cho cùng, học gì thì cũng chỉ để làm việc kiếm tiền. Với cuộc sống ổn định hiện tại, tôi chưa bao giờ thấy thất vọng, hối tiếc vì quyết định khi xưa”.

Mong có thêm nghề, thêm việc

Là xã thuần nông, nhưng sản xuất nông nghiệp ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất gặp nhiều khó khăn, đời sống của người dân còn rất chật vật. Thiếu việc làm, lao động trên địa bàn xã phải lăn lội với nhiều nghề để mưu sinh…

Muôn nẻo mưu sinh

Vụ đông năm nay, nhiều hộ ở Kim Quan bỏ ruộng bởi còn đợi địa phương dồn điền, đổi thửa nên con số lao động trong độ tuổi, có sức khỏe nhưng thiếu việc làm ngày càng nhiều thêm. Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Quan phân trần: Ở Kim Quan, đại đa số hộ gia đình chỉ thuần túy làm ruộng nhưng diện tích canh tác lại hạn chế, mỗi khẩu chỉ chưa đầy một sào. Năm nay, năng suất lúa cả hai vụ xuân và mùa đều giảm sút, tính trung bình chỉ đạt 40-45 tạ/ha, nếu tính công sức bỏ ra chăm sóc và đầu tư giống, công cày bừa… thì coi như lỗ vốn. Đời sống người dân đã khó lại càng khó hơn. Hầu hết thanh niên trong độ tuổi lao động phải rời làng đi làm thuê tại các làng nghề lân cận như Phùng Xá, Hữu Bằng...

Học viên tại lớp đào tạo nghề dạy sửa chữa điện thoại ở xã Kim Quan.

Anh Lê Hữu Phước, nhà ở thôn 7, gia đình có 10 khẩu ăn hiện đang canh tác 7 sào ruộng, cho biết: "Thời gian nông nhàn, bản thân tôi làm thêm nghề mộc để có thêm thu nhập nhưng hiện bố, mẹ và cả vợ tôi đang rất cần làm thêm mà vẫn chưa tìm được việc gì phù hợp". Gia đình anh Đỗ Mạnh Tuấn ở thôn 10 cũng trong hoàn cảnh tương tự. "Nhà có 6 khẩu ăn, hiện đang canh tác 6 sào ruộng, thời gian nông nhàn thì xuống làng nghề Hữu Bằng ở xã bên để làm mộc thuê. Tuy nhiên, việc không đều, mỗi tháng chỉ làm được 10-20 ngày công, còn lại chơi không" - Anh Tuấn than phiền.

Theo Chủ tịch UBND xã Kim Quan Đỗ Văn Hậu, xã có 11 thôn với khoảng 8.000 nhân khẩu. Ngoài vài chục hộ ở các thôn 2, 3, 5 có nghề sản xuất gạch đá ong truyền thống và khoảng trên 100 hộ dân khác có nghề làm mộc, còn lại chủ yếu trông vào nông nghiệp. Hiện lao động thiếu việc làm trên địa bàn xã lên tới 2.000 người.

"Cấy nghề" về làng

Thiếu việc làm, những lớp học nghề cho lao động nông thôn được mở ra đã thu hút được sự quan tâm của người dân. Chúng tôi có mặt ở Kim Quan khi lớp học hàn đang diễn ra tại Nhà văn hóa thôn 5, chứng kiến hàng chục học viên đang chăm chú với tiết thực hành. Tham gia lớp học, mỗi người đều mang trong mình một dự định cho tương lai: Người học nghề để đi xuất khẩu lao động, người muốn có nghề trong tay để đi xin việc tại các xưởng sản xuất cơ kim khí trên địa bàn, có người lại mong có nghề để mở cơ sở sản xuất tại gia đình... Mỗi người một ước mơ, tuy nhỏ song nếu thành hiện thực sẽ giúp những gia đình ở vùng nông thôn có công ăn việc làm và thu nhập ổn định hơn so với chỉ nông nghiệp thuần túy vốn nhọc nhằn và thu nhập thấp. Chủ tịch Hội Nông dân xã Cấn Xuân Tuyển cho biết, theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Hội Nông dân xã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo tổ chức lớp học nghề cơ, kim khí với 32 học viên tham gia. Lớp học đã khai giảng được 2 tháng, chỉ còn một tháng nữa là hoàn thành, đây lại là thời gian thực hành nhiều nên học viên rất háo hức. Sau khóa học, nếu đạt yêu cầu, học viên sẽ được cấp thẻ nghề" - Ông Tuyển cho biết. Trước đó, cũng trong chương trình này, xã Kim Quan đã tổ chức dạy nghề mây giang đan cho 30 học viên. Đến nay, nghề đã mở rộng ra 50 hộ gia đình trong xã. Tuy mức thu nhập từ nghề này còn hạn chế, chỉ với 50-60 nghìn đồng/ngày/người song với nhiều gia đình đã góp phần giúp bữa ăn bớt đi phần đạm bạc.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Thạch Thất cho biết, tại xã Kim Quan, việc dạy nghề mây giang đan đã có liên kết với các cơ sở sản xuất tại xã Thạch Xá. Người học nghề sẽ được cung cấp nguyên liệu, mẫu mã và được thu mua toàn bộ sản phẩm nên yên tâm theo nghề... Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song một số nghề mới đưa về Kim Quan đã tạo nên những tín hiệu vui, giúp người nông dân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Quay lưng với học nghề

Sau 3 năm, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn gập ghềnh trắc trở khi chương trình đào tạo, bộ máy quản lý còn nhiều thiếu sót…

"Chương trình đào tạo nghề dạy sửa chữa điện thoại cho lao động nông thôn được kỳ vọng là giải pháp quan trọng để giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Dù vậy, chương trình vẫn còn nhiều bất cập khi tỉ lệ lao động “sống” được với nghề còn quá thấp”. Ông Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận xét như vậy tại hội nghị tập huấn tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây.

Nghịch lý cung - cầu ở vùng xa

Ông Lai dẫn chứng một số tỉnh, thành vướng phải trường hợp “nơi học không hết, chỗ lần chẳng ra”. Các nghề như điện tử, tin học, cơ khí… hầu như không có người học vì nông thôn ít có nhu cầu sử dụng lao động phi nông nghiệp.

L ao động nông thôn ở huyện Bình Chánh, TP HCM học nghề cơ khí
Ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (trực thuộc Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH) cho biết có địa phương ở tỉnh Cao Bằng chỉ có 100 xe máy nhưng lại huy động 35 người học nghề sửa chữa xe gắn máy. Việc dạy tin học tại tỉnh này cũng được đánh giá chưa hiệu quả. Người học nghề không thể thành thạo vi tính sau 3 tháng theo học. Trái lại, người trồng lúa chỉ cần tập huấn 2 tuần về 2 kỹ năng quan trọng là phát hiện sớm sâu bệnh và kỹ thuật sơ chế sản phẩm nhưng các địa phương lại tổ chức cho nông dân học trong 3 tháng về những kiến thức họ đã có kinh nghiệm, như chọn giống, thủy lợi…

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, mạng lưới cơ sở đào tạo và hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập. Một số trung tâm dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa có cơ sở vật chất nhưng hoạt động theo “mô hình” 1 giám đốc, 1 kế toán, 1 bảo vệ mà… không có giáo viên dạy nghề.

Người dân TP chê học nghề

Kinh tế phát triển vào bậc nhất cả nước nhưng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của TP HCM vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiện số lao động có việc làm sau khi học nghề ở TP HCM vẫn không đạt 70%. Theo nhiều quận, huyện, từ đầu năm 2013 đến nay, việc vận động người dân tham gia học nghề gặp không ít khó khăn.

Phòng LĐ-TB-XH quận Gò Vấp cho biết qua khảo sát nhu cầu học nghề của 54 hộ trên địa bàn quận, sau khi địa phương kiên trì vận động thì chỉ có 3 người có ý định học nghề. Tình hình ở huyện Bình Chánh cũng không khá hơn. Mặc dù Phòng LĐ-TB-XH huyện đã kêu gọi một số lao động học nghề nhưng lúc thông báo nhập học thì người dân cho hay đã có việc làm rồi.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó trưởng Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Thạnh, than thở rằng cán bộ của quận đã đến từng hộ để khảo sát nhu cầu học nghề, song gần như 289 hộ dân không mặn mà với vấn đề trên. “Chúng tôi xuống vận động người dân bất kể ngày đêm nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối” - ông Ngọc nói. Trong thời gian tới, quận Bình Thạnh sẽ khảo sát lại để tránh bỏ sót đối tượng có nhu cầu học nghề. Tuy nhiên, nếu vẫn không có người dân nào đăng ký học thì quận buộc phải làm văn bản xin… không tham gia chương trình.

TP HCM hiện có hơn 1,1 triệu lao động nông thôn; trong 3 năm qua, đã đào tạo nghề cho gần 45.000 người. Từ nay đến năm 2015, TP đặt mục tiêu đào tạo nghề cho trên 118.000 lao động nông thôn.

Chắc chắn có việc làm rồi mới đào tạo

Ông Đào Trọng Độ cho biết bằng 4 nhóm mô hình dạy nghề (dạy nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và đánh bắt xa bờ), hiện các địa phương trong cả nước đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1,3 triệu lao động nông thôn. Ông góp ý: “Các địa phương phải nghiêm túc quán triệt nguyên tắc không tổ chức dạy và học khi chưa dự báo được nơi làm và mức thu nhập với việc làm sau khi học”. Ngoài ra, mô hình dạy nghề cần nhân rộng đến các đối tượng, như: người nghèo, người thuộc diện bị thu hồi đất, lao động nữ...

Thiếu hụt lao động lành nghề

Dạy nghề không hấp dẫn người học

Kết quả giám sát chỉ rõ mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mô hình hoạt động, song phân bổ chưa hợp lý, cơ cấu nghề đào tạo còn bất cập, loại hình sở hữu của một số cơ sở dạy nghề chưa rõ ràng.

Công tác quy hoạch cơ sở dạy nghề chưa tính đến các cơ sở dạy nghề ngoài công lập chưa điều chỉnh hài hòa, hợp lý. Phần lớn tập trung ở các khu đô thị trong khi vùng nông thôn ít. Các nghề đặc thù, có độc hại rất ít người học dù nhu cầu thị trường lớn. Mặc dù khó khăn nhưng ngân sách Nhà nước dành cho GD-ĐT, trong đó có dạy nghề vẫn bảo đảm mức tăng chi hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn từ 2011-2013, ngân sách Nhà nước dành cho dạy nghề và giải quyết việc làm là gần 9.300 tỷ đồng, tăng trên 42% so với giai đoạn 3 năm trước đó. Ngoài ra còn một số bổ sung từ các nguồn khác. Nguồn huy động từ xã hội hóa cho dạy nghề đạt khoảng 40% so với kinh phí Nhà nước cũng đã góp phần thu hút khoảng 30% học sinh vào cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Kết quả giám sát cũng cho rằng, cơ sở vật vất, trang thiết bi dạy nghề được cải thiện, nâng cấp từng bước theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, dù ngân sách nhà nước đầu tư cho dạy nghề tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề hiện nay (mới đạt gần 8% trong tổng chi 20% ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD-ĐT giai đoạn 2007-2011). Xã hội hóa dạy nghề cũng đang gặp khó khăn.

Trình độ của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, chưa được chuẩn hóa. Chương trình dạy nghề chậm đổi mới, lạc hậu so với tiến bộ KH-CN. Đặc biệt, một trong những lý do không hấp dẫn người học nghề là do việc tổ chức liên thông đào tạo giữa các trình độ dạy nghề, chương trình đào tạo nghề với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục đại học chuyên nghiệp còn nhiều bất cập.

Chỉ có 8% cơ sở dạy nghề được kiểm định

Theo kết quả giám sát, nhìn chung, chất lượng dạy nghề được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo nhóm.

Vấn đề kiểm định chất lượng dạy nghề, kiểm tra đánh giá về kỹ năng nghề còn hạn chế. Mới chỉ có trên 8% cơ sở dạy nghề được kiểm định. Việc gắn kết cơ dạy nghề và doanh nghiệp còn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả. Chế độ, chính sách đối với người học nghề đã được cải thiện song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Chưa có chế độ trả lương, đãi ngộ cho đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Việc tôn vinh lao động giỏi, thợ lành nghề có nhiều cống hiến chưa thỏa đáng. Chưa có chính sách đặc thù về học phí và học bổng thu hút đối với học sinh trường nghề. Chưa có chính sách để đưa học sinh học nghề học những nghề công nghệ mới, công nghệ cao mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo. Đặc biệt, quản lý nhà nước về dạy nghề còn chồng chéo, hiệu quả thấp.

Từ thực tế đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề để khẳng định vị trí của hoạt động dạy nghề, đặc biệt là nghề dạy sửa chữa điện thoại. Có chính sách đầu tư và phát triển dạy nghề hợp lý, ưu tiên đầu tư cho các trường nghề trọng điểm; có chính sách khuyến khích xã hội hóa với những ngành nghề phổ thông đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xây dựng cơ chế Nhà nước đặt hàng với các cơ sở dạy nghề. Có chính sách cụ thể để phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học nghề. Ủy ban cũng đề xuất quy định bắt buộc DN chỉ được sử dụng lao động qua đào tạo nghề đối với những nghề bắt buộc phải qua đào tạo hoặc yêu cầu phải sử dụng một tỷ lệ nhất định lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở một số ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.

Ngoài ra, về chính sách đối với người học nghề, Ủy ban đề xuất bổ sung quy định về chức danh nghề nghiệp đối với người tốt nghiệp các trường nghề, trên cơ sở đó có quy định về thang bảng lương riêng đối với người tốt nghiệp các trình độ dạy nghề. Bổ sung quy định về chính sách ưu tiên, ưu đãi về học phí, học bổng thu hút đối với học viên các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các nghề mũi nhọn cần thiết nhưng khó tuyển sinh; có chính sách học bổng đào tạo ở nước ngoài đối với các ngành công nghệ mới, ngành công nghệ cao mà trong nước chưa đào tạo được. Bổ sung quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người học nghề thuộc diện chính sách, đặc biệt là học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề để thu hút học sinh.

Tìm tương lai ở trường nghề

Sau mỗi kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ, dường như tâm lý “phải vào được đại học” vẫn đang đè nặng lên nhiều thí sinh. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ khác mạnh dạn chọn con đường mới: Học nghề.
Chắp nối cung - cầu
Ông Hoàng Bá Quyền – Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Hoàng Phương (TPHCM) cho biết, dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đối tượng thanh niên cần xác định mục tiêu chính đó là nhu cầu học và giải quyết việc làm sau học nghề. “Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn hiện rất lớn, đặc biệt là nghề dạy sửa chữa điện thoại, các em luôn xác định đi học để có nghề chứ không phải để lấy bằng cấp. Do vậy, trường nghề là cánh cửa mới cho thanh niên lựa chọn”- ông Quyền chia sẻ.
Tuy nhiên, học nghề phải gắn với việc làm mới có thể thực sự thu hút học viên và xu thế tất yếu hiện nay là các trung tâm dạy nghề, trường nghề thường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để sau khi các em ra trường có việc làm ổn định. Chẳng hạn, Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân liên kết với Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội để tạo nơi thực tập, làm việc cho học viên sửa chữa xe máy. Ông Phạm Đình Hùng - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội chia sẻ: “Người làm nghề như chúng tôi rất cần những lao động có tay nghề bài bản, chuyên nghiệp. Vì vậy, việc liên kết với các trung tâm dạy nghề đang là hướng đi của chúng tôi để đảm bảo có nguồn lao động tốt”.
Hình ảnh Tìm tương lai ở trường nghề số 1
Học viên Trung tâm Dạy nghề Phương Nam trong giờ thực hành
Hoàng Trung Kiên- kỹ thuật viên sửa chữa xe máy tại Trung tâm Kỹ thuật xe máy Hà Nội chia sẻ: “Trước em theo học nghề
Lập hợp tác xã sau học nghề
Lập hợp tác xã sau học nghề
Nông dân Văn Giang học nghề..
Nông dân Văn Giang học nghề..
Tìm hiểu cơ hội học nghề để tạo lập cuộc sống
Tìm hiểu cơ hội học nghề để tạo lập cuộc sống
Đang giao lưu trực tuyến về cơ hội học nghề tạo lập cuộc sống
Đang giao lưu trực tuyến về cơ hội học nghề tạo lập cuộc sống
Hình ảnh Tìm tương lai ở trường nghề số 2 NÊN ĐỌC ngắn hạn tại Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân, kết thúc khóa học, em được trung tâm giới thiệu làm việc tại đây. Vừa làm vừa học hỏi nâng cao tay nghề. Đến nay em đã có mức lương 10 triệu đồng/tháng”.
Với các học sinh thuộc diện gia đình chính sách, được hỗ trợ theo Quyết định 1956, một số trung tâm dạy nghề dân lập cũng có các hỗ trợ đặc biệt. Học viên Nguyễn Khánh Hoàn (Cẩm Khê, Phú Thọ) thuộc diện hộ nghèo, đang theo nghề điện dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề Phương Nam (Hà Nội) bộc bạch: “Bọn em được miễn giảm 10% học phí, chu cấp chỗ ăn ở và điều kiện sinh hoạt, nên rất yên tâm học tập”.
Bỏ tâm lý khoa cử
Bà Nguyễn Thị Hằng – Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam nhận định, học trường nghề là một lựa chọn “đường gần, dễ đi” để có một ngành học phù hợp với khả năng của nhiều học sinh sau tốt nghiệp THCS hay THPT. Hiện ở các trường nghề cũng tiến hành việc đa dạng hóa ngành nghề với nhiều hình thức đào tạo. Nghề phổ biến nhất là sửa chữa ô tô, xe máy, điện dân dụng, điện thoại, cắt may…, học viên được đào tạo tại chỗ hoặc đưa tới các doanh nghiệp thực tập trực tiếp.
Ông Vũ Phương Nam - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Phương Nam cho biết: “Mặc dù đã đa dạng hóa trường nghề, đa dạng hóa hình thức học tập, nhưng nhiều thanh niên vẫn không mặn mà học nghề. Cái mác “đại học” đã làm lệch lạc suy nghĩ về con đường nghề nghiệp của nhiều học sinh”.
Tuy nhiên, khi bước chân vào các trung tâm dạy nghề, nhiều học viên vẫn còn… ngại ngần. Học viên Lương Văn Cầu (Cư Yang, Eakar – Đăk Lăk), theo học tại Trung tâm Dạy nghề Phương Nam chia sẻ: “Gia đình em khó khăn, bố ốm nặng… thấy bạn bè đi thi ĐH, em cũng muốn đi thi. Nhưng sau em nghĩ, học đại học mà không tới nơi tới chốn thì cũng thất nghiệp, trong khi đi học nghề em có việc làm ngay và còn nhiều cơ hội học hành khác”.
Bà Nguyễn Thị Hằng chia sẻ, từ xưa tới nay, các trường nghề, trung tâm dạy nghề vướng phải một rào cản bởi tâm lý coi trọng bằng cấp của đại đa số phụ huynh, học sinh. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần tuyển dụng đội ngũ có tay nghề chuyên nghiệp là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các bậc phụ huynh cũng nên định hướng lại để giúp con em học đúng ngành nghề phù hợp. “Mục tiêu hợp lý nhất là phân luồng được 30% học sinh THCS vào học nghề, 50 – 60% học sinh THPT học nghề”- bà Hằng nói.

Hãy làm thợ giỏi, đừng làm thầy kém

Đại học là mơ ước của tất cả mọi người nhưng đó không phải là con đường duy nhất để đi đến thành công. Điều đó ai cũng hiểu, cũng nghe nhiều nhưng không phải ai cũng dám nhìn nhận thẳng thắn năng lực bản thân và đủ dũng cảm để chọn lựa một lối đi riêng.
Giúp con trẻ tránh xa bạo...
Giúp con trẻ tránh xa bạo...
50 từ bị cấm trong chốn học..
50 từ bị cấm trong chốn học..
Vinamilk đem niềm vui uống...
Vinamilk đem niềm vui uống...
Hình ảnh Hãy làm thợ giỏi, đừng làm thầy kém số 1 NÊN ĐỌC
Muôn thuở chuyện thợ - thầy
Phần lớn chúng ta chỉ chọn học cao đẳng, trung cấp, đặc biệt là học nghề khi cánh cổng đại học đã hoàn toàn đóng lại. Vì thế, sự chọn lựa này được đặt trong hoàn cảnh “bất đắc dĩ” thay vì là một định hướng chủ động. Tâm lý “phải vào bằng được đại học” xuất phát từ quan niệm một chiều về chuyện “thầy - thợ”, xem trọng những người học cao, làm lãnh đạo mà quên đi vai trò hết sức quan trọng của những người “làm thợ”.
Cùng với tốc độ gia tăng trường đại học và bùng nổ các hình thức từ đại học tại chức đến đào tạo từ xa, học online cho người bận rộn, vấn nạn “thiếu thợ” lại càng trở nên trầm trọng. Phải chăng vầng hào quang từ chiếc cổng đại học quá lớn, đến nỗi không ít bạn phải cố bám víu vào một ngành học mà mình không hề yêu thích, miễn là trình độ đại học để rồi loay hoay tìm việc trong thất vọng khi ra trường vì đã đầu tư hời hợt cho quá trình học tập, cho chính sự nghiệp của mình.
Thiếu thợ nhưng có thừa thầy?
Với trình độ, hiểu biết và khả năng dẫn dắt tập thể, những người “làm thầy” rất xứng đáng được trân trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng chính những “người làm thợ” mới là bộ phận trực tiếp tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Nếu không có những “người thợ”, kế hoạch của các nhà lãnh đạo có lẽ sẽ phải nằm trên giấy rất lâu. Chuyện “thiếu thợ” trong những năm qua là một sự thật chưa tìm được lối ra. Tuy nhiên, với hiện trạng đại học mọc lên như nấm sau mưa, chạy đua tìm người học còn chất lượng đào tạo lại rất đáng bàn cãi khi số đông sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc thì rõ ràng “thầy” cũng chẳng hề thừa.
Việc các cử nhân đại học hiện nay, sau khi tốt nghiệp lại quay ra học nghề cũng không phải hiếm. Lý do lớn nhất là do chương trình đào tạo cử nhân còn nặng về lý thuyết trong khi nhà tuyền dụng luôn đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn và sự nhạy bén với công việc. Học nghề giúp người học tiếp cận và làm quen với công việc ngay từ đầu nên dễ dàng áp dụng vào thực tế hơn khi tham gia khóa dạy sửa chữa điện thoại ở Hoàng Phương.
Làm “thợ giỏi” với Hoàng Phương
 Hình ảnh Hãy làm thợ giỏi, đừng làm thầy kém số 2
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề (đứng thứ hai từ phải sang) - tham quan mô hình đào tạo tại trường cao đẳng nghề Hoàng Phương
Điểm lại những sự kiện học...
Điểm lại những sự kiện học...
Chương trình giáo dục nha...
Chương trình giáo dục nha...
Cùng Acnes tham gia chương...
Cùng Acnes tham gia chương...
Teen đối phó với bạo lực học...
Teen đối phó với bạo lực học...
Hình ảnh Hãy làm thợ giỏi, đừng làm thầy kém số 3 NÊN ĐỌC
Thế mạnh CNTT được trường áp dụng triệt để vào quá trình dạy - học lẫn thi cử. Không chỉ sử dụng chính công nghệ của doanh nghiệp để đào tạo, giúp sinh viên nhanh chóng làm quen công việc thực tế mà iSpace còn mời doanh nghiệp về giảng dạy và sát hạch chuyên môn lẫn kỹ năng nghề cho sinh viên tốt nghiệp. Phương pháp đào tạo thực hành - trải nghiệm - trực quan được xem là điểm nhấn của iSpace.
Theo đó, sinh viên trường được giảng dạy trên phương tiện, máy móc thật do doanh nghiệp cung cấp thay vì mô hình và được thao tác trực tiếp trên máy để nắm rõ bài học. Mỗi chương trình đào tạo tại trường đều được thiết kế với tối thiểu 500 giờ làm việc, phân bố đều trong mỗi học kỳ. Đây là cơ hội để sinh viên rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm làm việc dưới sự hướng dẫn của chính doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà trường còn định kỳ tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tập huấn kỹ năng phỏng vấn, giao lưu với người nổi tiếng và doanh nhân thành đạt. Những hoạt động này hướng đến đào tạo sinh viên một cách toàn diện về cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm để có thể đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Nguyên tắc của một xã hội cân bằng là phải có cả thầy lẫn thợ. Mỗi thành phần đều có vai trò riêng và không thể thay thế. Nếu phải lựa chọn giữa việc làm một người thầy kém để rồi “bơi loạng choạng” giữa một xã hội đang phát triển và thay đổi từng ngày với việc làm một người thợ giỏi để nắm chắc sự nghiệp trong tầm tay, bạn sẽ chọn cách nào?

Cơ hội cho học sinh không đỗ đại học

Các chuyên gia tư vấn cho rằng, với những thí sinh không trúng tuyển đại học và không đủ điểm sàn thì học nghề là lựa chọn phù hợp.
Sau khi các trường công bố điểm chuẩn, nhiều thí sinh lo lắng, hoang mang, chán nản khi biết tin mình không đỗ đại học. Phụ huynh cũng buồn bã, thất vọng. Thực tế, khá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không có việc làm, chỉ vì xã hội đang "thừa thầy, thiếu thợ". Lựa chọn cho mình một chương trình học phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện gia đình cũng như nhu cầu xã hội để làm bàn đạp cho thành công, là điều nên cân nhắc.

Sinh viên trường Cao đẳng Việt Mỹ.
Bên cạnh hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo cấp bằng, còn có hệ thống đào tạo nghề do Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp bằng. Hệ thống này có nhiều ngành nghề được các nhà tuyển dụng săn đón như là nghề dạy sửa chữa điện thoại, hoặc sửa chữa laptop... Do học nghề được thực hành nhiều nên doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại. Đây là nguyên nhân mà các doanh nghiệp tốn khá nhiều thời gian đối với phần lớn sinh viên tốt nghiệp đại học.
Đặc biệt, mọi sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo nghề hiện nay đều có cơ hội học liên thông để lấy bằng đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
Trường cao đẳng Việt Mỹ (VATC) đã có sự đầu tư nghiêm túc về chương trình đào tạo cũng như cơ sở vật chất, điều kiện học tập. Sinh viên theo học tại đây sẽ nhận bằng do Tổng cục dạy nghề cấp và được công nhận trên toàn quốc. Trường đào tạo những ngành như quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản trị khách sạn, quản trị lữ hành, kế toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh (liên kết với Đại học Broward), quản trị du lịch và khách sạn (liên kết với Đại học Broward), lập trình máy tính, thiết kế đồ họa, phiên dịch tiếng Anh thương mại…

Thư viện trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ VATC.

Trường được đầu tư 100% bởi Tập đoàn Tài chính Black Horse, Mỹ và được quản lý, vận hành theo chuẩn mực Mỹ tại Việt Nam. VATC còn là thành viên của Tổ chức thương mại Mỹ Amcham. Phương châm đào tạo của VATC là “học để đi làm ngay” với tiêu chí nghiệp vụ chắc - Anh văn thạo - tin học vững với 70% thời lượng thực hành. Các phòng học được thiết kế và xây dựng theo phong cách Đại học Harvard với hệ thống Wi-Fi, thư viện, phòng nghỉ… giúp sinh viên tiếp thu và giao tiếp hiệu quả.
Hằng năm, VATC đều có cuộc khảo sát đối với sinh viên ra trường và có khoảng 90% sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp. Năm 2012, VATC tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu, nhận hồ sơ xét tuyển làm 2 đợt: từ đầu tháng 6 đến 30/8 và từ 1/9 đến 30/11. Học sinh dự tuyển cần tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Thời gian đào tạo là 3 năm.

Bên cạnh đó, trường có tuyển sinh chương trình liên kết đào tạo với Đại học Broward (Florida, Mỹ) cho các nghề đào tạo: quản trị kinh doanh, lập trình máy tính và phân tích, quản trị khách sạn và du lịch. Chương trình đào tạo do Đại học Broward cung cấp được kiểm định bởi Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học miền Nam Mỹ (SACS). Bằng được cấp trực tiếp bởi Broward, tương đương cử nhân cao đẳng nghề.

Trượt đại học: Vẫn còn nhiều cách để tiến thân

Đầu tư học đại học cũng để tìm việc làm, có thu nhập. Đầu tư học nghề cũng chỉ vì mục đích đó. Nhưng học nghề ngắn hạn hơn, tìm việc làm tốt thì thu nhập vẫn cao...nghề dạy sửa chữa điện thoại là một quyết định sáng suốt cho bạn.
Trong số hơn nửa triệu học sinh không đỗ đại học, có thể không ít em thất vọng đến mức cho rằng mình đã không có lối thoát, tương lai là mây mù. Nếu suy nghĩ như thế là quá thiển cận, bởi vì thời buổi này, phải nhìn rộng hơn về con đường lập nghiệp của bản thân.

Trần Đăng Khoa: Trượt đại học, sao
Trần Đăng Khoa: Trượt đại học, sao
5 lý do bạn vẫn nên lạc quan khi
5 lý do bạn vẫn nên lạc quan khi
 Câu chuyện
Câu chuyện "trượt đại học" cảm động
Phải thi văn, nghệ sĩ nhân dân cũng
Phải thi văn, nghệ sĩ nhân dân cũng

Nhiều em quẫn trí không chỉ vì thi rớt, mà còn vì áp lực từ phía gia đình, dòng họ. Nhiều bậc cha mẹ quá coi trọng tấm bằng đại học nên đã trách mắng, thậm chí chì chiết, sỉ nhục con cái khi thi hỏng. Cả học sinh và các bậc phụ huynh nên bình tĩnh để tìm một giải pháp phù hợp, thanh niên ngày nay có nhiều lựa chọn để lập nghiệp.

Nhiều trường nghề đang tuyển sinh, chỉ cần đầu tư 2 năm học với học phí tương đối thấp, các em sẽ có trong tay một cái nghề. Nếu đi làm ngay cũng được, hoặc có điều kiện thì vẫn có thể học liên thông để có bằng chuyên môn, tay nghề cao hơn. Có những nghề rất “hot”, ra trường có việc làm ngay, mức lương khá và ổn định, hơn khối người tốt nghiệp đại học nhưng mò việc nhiều năm không ra. Nếu biết tính toán, các em có thể theo học một số nghề phù hợp với nhu cầu xuất khẩu lao động, cơ hội sẽ tốt hơn nhiều.
Hiện nay, có nhiều thị trường xuất khẩu lao động mở ra, mức lương từ khá đến rất cao, yêu cầu lao động có tay nghề vững vàng. Nếu có sự chuẩn bị tốt, cơ hội ra nước ngoài làm việc là hoàn toàn có thể. Trên thực tế, không ít em đi xuất khẩu lao động, đã tích lũy cho mình được vốn liếng tiền bạc, đặc biệt là vốn liếng ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc. Họ đã thành công hơn rất nhiều người có bằng đại học.
Đầu tư học đại học cũng để tìm việc làm, có thu nhập. Đầu tư học nghề cũng chỉ vì mục đích đó. Nhưng học nghề ngắn hạn hơn, tìm việc làm tốt thì thu nhập vẫn cao. Vậy tại sao không mạnh dạn thực hiện khi mình không thi đỗ đại học?
Báo chí vừa đưa tin về các doanh nhân nghìn tỷ của Việt Nam không học đại học như ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch Công ty Thủy sản Hùng Vương. Đó là những gương mặt đại gia mà ai cũng biết, còn doanh nhân thành đạt không có bằng đại học rất nhiều, kể ra không hết. Làm được gì cho mình và cho cuộc đời mới là mục tiêu, còn bằng cấp chỉ là phương tiện. Phương tiện thì nhiều, đâu chỉ một loại là bằng đại học.